Đời sống tôn giao ở Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, các tôn giáo, từ Shaman giáo đến Thiên chúa giáo, Phật Giáo, Khổng Giáo và Hồi Giáo, đều cùng tồn tại một cách hòa bình. Theo thống kê năm 2015, 44% dân số Hàn Quốc có tôn giáo.

Trong số đó, Phật giáo và Nho giáo là hai luồng tư tưởng gốc rễ trong đời sống người Hàn Quốc, hơn một nửa số các di tích và di sản văn hóa của Hàn Quốc có liên quan đến hai tôn giáo này. Kể từ khi Phật giáo du nhập vào Hàn Quốc năm 372 Sau Công Nguyên (SCN), trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc đã có hàng chục ngàn ngôi chùa được xây dựng.

Được xem là hệ tư tưởng nhà nước của triều đại Joseon (1392-1910), Nho giáo được đề cao như một cương lĩnh hành động mang tính luân thường đạo lý hơn là một tôn giáo và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trung thành, hiếu thảo cùng các phẩm chất cao đẹp khác. Người theo Nho giáo cũng coi trọng việc thờ cúng tổ tiên với niềm tin rằng các linh hồn tổ tiên có thể ảnh hưởng đến thành công trong cuộc sống của con cháu, và luôn tìm các vị trí tốt để chôn cất tổ tiên, như các khu vực núi có nhiều nắng. Tuy nhiên, ngày nay nét truyền thống này đã dần bị mai một và đa số người Hàn Quốc đổi từ tập tục địa táng sang hỏa táng.

Diversity in Religious Life. Now rapidly on its way to becoming a multi-ethnic, multi-cultural, and multi-religious society, Korea protects religious diversity by law. People in Korea are free to lead a religious life according to their own choice and convictions, whether as followers of one of the major religions, namely, Christianity, Buddhism, Confucianism, and Islam, or as adherents of Korean native religions such Won Buddhism and Cheondogyo.

Thiên chúa giáo thâm nhập vào Hàn Quốc từ Trung Quốc nhờ các công sứ của thời đại hậu Joseon, những người từng đến Bắc Kinh và dẫn theo các linh mục phương Tây. Thời kì đầu việc truyền giáo có bị đàn áp nhưng tôn giáo này đã nhanh chóng lan rộng đến các tầng lớp dân chúng. Nhiều tín đồ Thiên chúa giáo đã tử vì đạo trong thời Joseon khiến Hàn Quốc trở thành quốc gia có số thánh nhân nhiều thứ tư trên thế giới.

Religion_Korean_Life_01.jpg

Nhà thờ Jeongdong Jeil. Nhà thờ Tin lành đầu tiên của Hàn Quốc tại Jeongdong-gu, Seoul.

Sáng ngày 30/4/2019, 13 ngày trước khi đón mừng Đại lễ Phật Đản, nghi lễ tắm tượng Phật sơ sinh được thực hiện tại chùa Jogyesa, quận Jongno-gu, thành phố Seoul.

Sáng ngày 30/4/2019, 13 ngày trước khi đón mừng Đại lễ Phật Đản, nghi lễ tắm tượng Phật sơ sinh được thực hiện tại chùa Jogyesa, quận Jongno-gu, thành phố Seoul. Được gọi là “Nghi thức Gwanbul”, sự kiện này dựa trên kinh Phật nói rằng chín con rồng đã tắm cho Đức Phật sơ sinh bằng nước thơm khi vị Phật được sinh ra tại Vườn Lâm Tỳ Ni.

Đạo Tin lành được truyền đến Hàn Quốc vào cuối triều đại Joseon, và nhanh chóng chiếm được lòng tin của nhiều người qua hệ thống giáo dục, trường học và dịch vụ y tế. Ngày nay, những người theo đạo Tin lành ở Hàn Quốc mở rất nhiều trường trung học cơ sở và phổ thông, cao đẳng và đại học, và trung tâm y tế để truyền bá tư tưởng của Đạo Tin lành.

Ở Hàn Quốc, các tôn giáo bản địa như Thiên đạo giáo Cheondogyo, Viên phật giáo Wonbulgyo và Đại tông giáo Daejonggyo luôn có nhiều hoạt động nhằm mở rộng tín ngưỡng khắp toàn quốc. Thiên đạo giáo Cheondogyo có khởi nguồn từ phong trào Đông Học (Donghak) thế kỷ 19, duy trì học thuyết cho rằng tất cả mọi người đều bình đẳng về bản chất, và ý tưởng về Innaecheon, có nghĩa con người là thượng đế, có ảnh hưởng lớn đến quá trình hiện đại hóa Hàn Quốc.

Religion_Korean_Life_03.jpg

Bên trong nhà thờ lớn Myeongdong ở Myeong-dong, Seoul

The Seoul Central Mosque in Itaewon, Seoul

Nhà thờ Hồi giáo Trung ương Seoul ở Itaewon, Seoul

Daejonggyo (Đại tông giáo) là tôn giáo được thành lập đầu thế kỷ 20 nhằm thờ phụng Dangun, người sáng lập nhà nước đầu tiên của Hàn Quốc. Năm 1955, Hiệp hội Giáo hội Hồi giáo đầu tiên được thành lập và bầu ra “Imam” (thủ lĩnh giáo phái Hồi giáo) đầu tiên của Hàn Quốc. Đến năm 1967 Hiệp hội Hồi giáo Hàn Quốc được thành lập.

Bên cạnh những tôn giáo chính, những người theo đạo Shaman tin rằng Mudang (pháp sư) có thể tiên đoán tương lai và xoa dịu linh hồn đã chết, cũng có những người tìm đến thầy bói khi kinh doanh hoặc kết hôn.

Du Học Hàn Quốc khó hay dễ? Vì sao nên đi chương trình này, không phải chương trình kia? Điểm bao nhiêu thì đi du học Hàn Quốc được? Tài Chính gia đình không cao thì nên đi chương trình gì? Rất nhiều câu hỏi và thắc mắc khi các bạn tìm hiểu đi du học Hàn Quốc, mọi thứ sẽ được thầy giải đáp chi tiết, đừng ngần ngại liên lạc với thầy qua Hotline : 0985.395.734
follow me

Để lại một bình luận